Vay tiền Online   Blog - Chia sẻ kiến thức tổng hợp tài chính tiêu dùng hữu ích   Tiền tệ là gì? Xu hướng sử dụng tiền tệ trong tương lai

Tiền tệ là gì? Xu hướng sử dụng tiền tệ trong tương lai

  • 02873-036-527
  • Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
  • 500000-10000000 VND
  • https://onсredit-vn.com/images/logo-img.svg
04 tháng 8 2020

Tiền được định nghĩa là bất cứ những gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. Mỗi quốc gia hoặc mỗi nền kinh tế sẽ có quy định riêng về đồng tiền hợp pháp được sử dụng. Vậy bản chất của tiền tệ là gì? Xu hướng sử dụng tiền tệ trong thời gian tới sẽ ra sao? Cùng tìm hiểu thêm về tiền tệ qua bài viết dưới đây:

Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Tiền tệ có thể được làm ra từ nhiều vật liệu khác nhau như: kim loại, giấy, polyme.

Ngoài các tiền loại tiền vật lý như trên, hiện tại trên thị trường tiền tệ còn có tiền mã hóa (Cryptocurrency) do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin, ngoài ra còn có Litecoin, Peercoin, Namecoin, Cardano…). Tiền mã hoá (còn được gọi là tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền ảo) là một loại tiền sử dụng mật mã để bảo mật, giúp chuyển tiền trực tiếp giữa hai bên trong một giao dịch mà không cần đến bên thứ ba như ngân hàng hay công ty thẻ tín dụng.

Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt dùng trong trao đổi, mua bán

Để phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng khái niệm "đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ như đồng đô la) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: Đô la Úc, Đô la Mỹ, Đô la Singapore, Đô la Hồng Kông…).

Các loại tiền tệ đang lưu hành

Hiện tại trên thế giới có 180 loại tiền tệ chính thức được lưu hành. Có một số quốc gia sử dụng cùng lúc nhiều loại tiền tệ. Ví dụ như Zimbabwe chấp nhận nhiều loại tiền tệ như Bảng Anh, Euro, rand Nam Phi, đô la Mỹ, đô la Zimbabwe; hoặc các nước thuộc khối Liên minh châu Âu vừa sử dụng đồng tiền riêng của mình vừa sử dụng đồng Euro.

Tuy nhiên, thường mỗi quốc gia sẽ có một loại tiền tệ chính thức, được pháp luật công nhận, ví dụ như VND (Việt Nam đồng), USD (Đô-la Mỹ), JPY (Đồng Yên Nhật). Những đơn vị tiền tệ của những nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ thường được sử dụng nhiều hơn, từ đó chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại và tài chính quốc tế; có thể kể đến đồng Đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh.

Tính chất của tiền tệ

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, có những tính chất như:

  • Lưu thông: Tiền phải được sử dụng trong các giao dịch, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa.
  • Dễ nhận biết: Để người dân trong một quốc gia đều đồng ý sử dụng đồng tiền chung thì tiền tệ phải dễ nhận biết. Tiền của một nước sẽ do ngân hàng trung ương in ấn và phát hành dưới dạng tiền xu, tiền giấy hoặc tiền polyme.
  • Dễ vận chuyển: Tiền tệ phải dễ vận chuyển để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu thường có kích thước vừa phải, nhỏ gọn.
  • Có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các mệnh giá khác nhau sao cho người bán nhận đúng số tiền bán hàng. Nếu người mua thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền thừa.
  • Lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Vậy nên giấy bạc sẽ được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc.
  • Khan hiếm: Tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được tiền một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vậy nên ngân hàng trung ương sẽ chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu để lưu thông trên thị trường.
  • Đồng nhất: Tiền tệ phải có tính đồng nhất, tức là một tờ tiền 10.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một tờ tiền như thế vừa mới được đưa vào lưu thông.

Tiền tệ là gì?

Đồng tiền thường nhỏ gọn, dễ lưu trữ và vận chuyển

Vai trò của tiền tệ

Muốn trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ thì chúng ta cần có tiền làm phương tiện trung gian. Với bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, bạn có thể dùng tiền tệ để mua bất kỳ hàng hóa, sản phẩm nào trên thế giới.

Như đã nêu ở bên trên, mỗi quốc gia sẽ phát hành một loại tiền tệ để sử dụng trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Tiền tệ có vai trò chính là công cụ và thước đo nền kinh tế của mỗi một quốc gia, thể hiện được sức mạnh về nền kinh tế của đất nước đó.

Với một quốc gia có nền kinh tế phát triển và ổn định, thì giá trị đồng tiền của quốc gia đó có mức tăng giảm không đáng kể, không chênh lệch quá nhiều với các ngoại tệ mạnh khác. Ngược lại, với những quốc gia gặp tình trạng lạm phát mất kiểm soát, nền kinh tế bị suy thoái như Zimbabwe, Venezuela thì đồng tiền của những quốc gia này sẽ bị mất giá.

Xu hướng sử dụng tiền tệ trong tương lai

Những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 là thời điểm công nghệ phát triển đột phá không ngừng nghỉ. Với những phát minh mới về công nghệ và bảo mật, hai hình thức tiền tệ mới đã được sản sinh và dần trở nên quen thuộc với mọi người hơn: thanh toán không dùng tiền mặt và tiền ảo.

Thanh toán không dùng tiền mặt: Là việc trả tiền cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người mua không trực tiếp đưa tiền mặt (tiền giấy, tiền xu, tiền polyme…) cho người bán. Chúng ta có thể thanh toán qua thẻ ngân hàng hoặc qua ví điện tử, thanh toán di động (Apple Pay, Samsung Pay) …

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đem đến nhiều lợi ích cho cả cá nhân lẫn xã hội: tiết kiệm thời gian, giao dịch nhanh chóng – an toàn và chính xác, giảm chi phí xã hội cho việc vận chuyển và lưu trữ tiền mặt, đảm bảo nguồn tiền minh bạch, tránh nạn tiền giả và tránh rửa tiền…

Tại Việt Nam, xu hướng thanh toán hiện đang có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Người dân nước ta (đặc biệt là người dân ở các thành phố lớn) đang dần quen với thanh toán không tiền mặt. Các ngân hàng, các đơn vị cung cấp ví điện tử cũng khuyến khích việc không dùng tiền mặt để giao dịch, trao đổi với hàng loạt những ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.

Tiền tệ là gì?

Mỗi nước có một đơn vị tiền tệ riêng

Tiền mã hóa (tiền điện tử): Như đã nêu ở bên trên, tiền mã hóa là một loại tiền không có tồn tại thực thể vật lý. Tiền mã hóa được kỳ vọng sẽ trở thành hình thức giao dịch, trao đổi và thanh toán trên Internet, dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, chính phủ các nước đang có những thái độ khác nhau với tiền mã hóa, gồm chấp nhận, không chấp nhận và không cấm, không hợp thức hóa.

Hiện tại, Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo (ví dụ như Bitcoin) là một phương tiện thanh toán hợp pháp. Theo Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo thì "Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm." Vậy nên chúng ta cần lưu ý với những giao dịch từ nước ngoài có sử dụng các loại tiền ảo, tránh làm trái quy định của pháp luật.

Tỷ giá trao đổi ngoại tệ

Hiện nay, việc giao thương giữa các nước đã dần phổ biến hơn. Ở quy mô cá nhân thì người dân có thể mua bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào từ nước ngoài. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải có quy chuẩn riêng để xác định giá trị của một đồng tiền so với đồng tiền khác. Từ đó, chúng ta có khái niệm tỷ giá trao đổi ngoại tệ hay còn gọi là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, hay là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.

Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam sẽ phải bỏ ra 2.317.650.000 VND để mua một tài sản cố định có giá là 100.000 USD từ Hoa Kỳ. Như vậy, giá 1 USD = 23176,5 VND, đây được coi là Tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam.

Một số người dân Việt Nam lựa chọn đầu tư mua những đồng ngoại tệ có giá trị như Đô la Mỹ, bảng Anh, đồng Euro hoặc Yên Nhật để tích trữ. Đến một thời điểm nhất định, nếu họ thấy tỷ giá giữa đồng ngoại tệ này với tiền Việt Nam tăng lên thì họ sẽ lại bán ra để lấy lời.

Tiền tệ là gì?

Chuyển đổi tiền tệ giữa các nước dựa theo tỷ giá hối đoái

Cũng nhờ có tỷ giá trao đổi ngoại tệ này, trên thị trường dần xuất hiện khái niệm “đầu tư forex”. Forex (còn được gọi là FX, Foreign Exchange, Thị trường ngoại hối) là một khái niệm khá mới mẻ trong thời gian gần đây. Giao dịch Forex có nghĩa là việc đổi một đồng tiền sang một đồng tiền khác. Theo thời gian, mọi người đã dần học được cách kiếm tiền từ sự chênh lệch tỷ giá hối đoái, và càng ngày càng có nhiều người tham gia đầu tư vào giao dịch forex để kiếm lời.

Ở thị trường forex, một đồng tiền được coi là một loại hàng hóa và bản thân nó được định giá bằng một đồng tiền khác, vì thế các đồng tiền luôn đi theo cặp. Chẳng hạn, cặp tiền EUR/USD cho biết tỷ giá của Euro so với Đô la Mỹ. Tỷ giá này có thể thay đổi theo từng thời điểm nhất định và chính sự thay đổi này đã đem đến cơ hội kiếm lời cho những người tham gia đầu tư vào forex.

Ví dụ: Vào thứ Hai, tỷ giá EUR/USD là 1,2000, tức một Euro có thể đổi được 1,2 Đô la Mỹ. Anh A dự đoán đồng Euro sẽ tăng giá so với Đô la Mỹ, vì thế anh đã đổi 1.200 Đô la Mỹ của anh ra 1.000 Euro. Đúng như dự đoán của anh A, tỷ giá EUR/USD đã tăng lên 1,2100 vào ngày hôm sau, và anh ta đã kiếm được khoản lợi nhuận là:

(1,2100 – 1,2000) x 1.000 = 10 USD

Đây chính là cách mà người đầu tư forex có thể kiếm được tiền lời nhờ nắm bắt và dự đoán được xu hướng biến động trên thị trường ngoại tệ.

Nếu có tiền, nên đầu tư vào đâu?

Không thể phủ nhận vai trò của tiền tệ trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, nếu có một khoản tiền dư khá lớn, chúng ta sẽ mong muốn kiếm lời được từ khoản tiền nhàn rỗi này. Dưới đây là một số gợi ý dành cho những ai muốn đầu tư khoản tiền của mình để sinh lời:

Tiền mặt hoặc gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là là phương án đầu tư tốt nhất cho những người mới bắt đầu và không có nhiều kiến thức về tài chính. Bạn có thể tham khảo các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác nhau để lựa chọn một địa chỉ gửi tiết kiệm thích hợp nhất. Ngoài ra, nên chia khoản tiền tiết kiệm ra ít nhất làm 2 phần, tránh những rủi ro tài chính có thể xảy ra.

Mua vàng

Vàng là tài sản có tính thanh khoản cao khi kinh tế bất ổn. Vàng là kim loại có tính bền và có số lượng hữu hạn nên luôn giữ được giá trị của mình qua thời gian. Những ai muốn đầu tư vào mua vàng thì nên xác định đầu tư vàng dài hạn (trên 1 năm) và tránh để tâm lý bị tác động khi giá vàng trên thị trường biến động mạnh.

Mua USD

Mua USD cũn là một phương án được nhiều người lựa chọn. Đầu tư vào USD không phải là phương án sinh lời tốt nhưng lại an toàn. Nhìn chung, USD có tính thanh khoản, an toàn và giá USD chưa lên quá cao nên nếu để an tâm, bạn có thể phân bổ tiền để mua USD.

Chứng khoán

Trong tình hình dịch bệnh từ đầu năm 2020, chứng khoán toàn cầu đang lao dốc nhưng cũng là cơ hội để bắt đầu sở hữu cổ phiếu với giá rẻ hơn. Người muốn đầu tư vào chứng khoán nên lựa chọn những công ty lớn, dẫn đầu để sống sót qua khủng hoảng, hoặc công ty nhỏ có dòng tiền tốt, cổ tức tốt bù đắp lại cho mức giảm thị giá trước mắt và hồi phục nhanh sau khủng hoảng. Hiện nay là cơ hội tốt dành cho những nhà đầu tư am hiểu thị trường hơn là những người mới bắt đầu.

Bất động sản

Cũng tương tự như chứng khoán, việc đầu tư vào bất động sản tại thời điểm hiện tại sẽ dành cho những ai nắm bắt được biến động thị trường, nhanh nhạy với thời cuộc hơn. Khi đầu tư vào bất động sản, chúng ta cần cân nhắc kỹ, tránh những dự án bị đồn thổi khiến giá tăng mạnh.

Tiền tệ là gì?

Hãy tiêu tiền một cách thông minh!

OnCredit: Dịch vụ tư vấn vay tín chấp chuyên nghiệp

Với những chia sẻ bên trên, hy vọng chúng ta đều đã nắm bắt được sơ lược về tiền tệ và những vấn đề liên quan đến tiền tệ hiện nay. Trong thời điểm kinh tế có nét ảm đạm ở cả Việt Nam lẫn toàn thế giới vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta cần tỉnh táo khi sử dụng nguồn tiền của mình để đầu tư tại bất kỳ đâu.

Với mong muốn hỗ trợ, tư vấn gói vay tiêu dùng phù hợp cho quý khách hàng, OnCredit đem đến dịch vụ tư vấn vay tín chấp uy tín, chuyên nghiệp. Chúng tôi kết nối các khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng với đối tác cho vay được phép hoạt động theo pháp luật. Để đăng ký dịch vụ tư vấn, các bạn vui lòng:

Bước 1: Truy cập trang web hoặc tải app OnCredit, bấm nút “Đăng ký”

Nhập số điện thoại của bạn và nhập mã captcha, sau đó nhập mã OTP được gửi về số điện thoại của bạn.

Bước 2: Nhập các thông tin cá nhân của bạn theo hướng dẫn, sau đó gửi yêu cầu đăng ký tư vấn.

Bước 3: Chờ điện thoại xác nhận từ nhân viên OnCredit. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để xác nhận thông tin và tư vấn số tiền vay cùng thời hạn vay phù hợp cho bạn.

Bước 4: Nếu hồ sơ của bạn đáp ứng được chính sách của đối tác cho vay của OnCredit, chúng tôi sẽ gửi yêu cầu cho phía đối tác để giải ngân cho bạn.

Bạn sẽ nhận được thông tin duyệt vay và hợp đồng vay qua tin nhắn SMS/Email. Lúc này, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản cá nhân của mình trên OnCredit để ký hợp đồng vay theo hướng dẫn.

Bước 5: Chờ khoản vay được gửi về tài khoản ngân hàng/ví điện tử.

Nếu bạn gặp bất cứ trở ngại nào khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng gọi đến Tổng đài CSKH: [hotline1] hoặc Bộ phận hỗ trợ thanh toán khoản vay: [hotline2]. Giờ làm việc: 8:00 - 20:00 (Thứ Hai đến Thứ Bảy); 8:00 – 15:00 (Chủ Nhật).

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: OnCredit-vn.com

VAY NHANH - 0% CHO KHOẢN VAY ĐẦU*
Số tiền vay
Thanh toán đúng hạn và đăng ký khoản vay mới để tăng hạn mức vay!
Khoản vay:
Lãi và Phí:
0 ₫
Số tiền thanh toán:
1.078.000 ₫
Thời hạn vay: 5 ngày

Bằng cách nhấp vào nút ĐĂNG KÝ VAY ở trên, bạn chấp thuận đã đọc và đồng ý với toàn bộ nội dung được quy định tại Điều khoản và Điều kiện, và Chính sách riêng tư.


  • -Số tiền thanh toán bao gồm tiền gốc, lãi và phí
  • -Khoản vay được duyệt có thể khác với yêu cầu của bạn
Ví dụ: Nếu khoản vay online đầu tiên là 500.000 ₫ (0% lãi, phí), tổng số tiền phải trả vào ngày đến hạn là 500.000 ₫. Nếu thanh toán đúng và đầy đủ như cam kết, Khách hàng có thể nhận được mã giảm giá lên đến 50% cho khoản vay online tiếp theo.
Gửi phản hồi
Chỉ một người dùng đã đăng ký mới có thể bình luận.

Bài viết hữu ích