So sánh sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
- 02873-036-527
- Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
- 500000-10000000 VND
- https://onсredit-vn.com/images/logo-img.svg
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều là những sản phẩm quen thuộc đối với mọi người, sử dụng để thanh toán thay cho tiền mặt. Tuy nhiên, vẫn có những bạn nhầm lẫn giữa hai loại thẻ này. Vậy thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là gì, có gì khác biệt? Hãy cùng OnCredit so sánh điểm khác biệt giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ qua bài viết sau:
Khái niệm về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (Credit Card) là thẻ mà khách hàng có thể dùng để thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Tức là khách hàng thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ trước, sau đó trả lại tiền cho ngân hàng phát hành thẻ. Hiện nay có 2 loại thẻ tín dụng, đó là:
Thẻ tín dụng nội địa: Khách hàng có thể sử dụng thẻ này để thanh toán trong phạm vi một quốc gia.
Thẻ tín dụng quốc tế: Khách hàng có thể thực hiện thanh toán cả ở trong lẫn ở ngoài nước với chiếc thẻ này.
Thẻ tín dụng có thể được sử dụng để thanh toán hóa đơn, mua sắm, du lịch, giải trí… mà không cần có tiền mặt, cũng không cần nạp tiền sẵn vào thẻ. Thẻ tín dụng đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn đi du lịch, công tác ở nước ngoài.
Thẻ tín dụng giúp khách hàng thanh toán mà không cần nạp tiền trước
Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ (Debit Card) là thẻ ngân hàng được dùng để thực hiện các tiện ích như rút tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản…
Thẻ ghi nợ được liên kết với tài khoản ngân hàng của một khách hàng. Khách hàng nạp vào thẻ bao nhiêu tiền thì có thể sử dụng bấy nhiêu, không giống với thẻ tín dụng như một số người vẫn hiểu lầm. Cũng có 2 loại thẻ ghi nợ đó là:
Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Là loại thẻ có phạm vi sử dụng trong 1 quốc gia. Thẻ ghi nợ nội địa được dùng để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ trong nước. Tùy theo chính sách của từng ngân hàng phát hành thẻ mà các mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau.
Thẻ ghi nợ quốc tế là gì? Có thể sử dụng cho các mục đích giống như thẻ ghi nợ nội địa, tuy nhiên phạm vi sử dụng của thẻ này là ở mức toàn cầu. Khi khách hàng sử dụng thẻ quốc tế sẽ phải chịu một khoản phí nhất định.
Để sử dụng thẻ ghi nợ, khách hàng cần nạp tiền vào tài khoản ngân hàng trước
So sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều được dùng để thanh toán trong và ngoài nước, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác biệt cơ bản. Sau đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa 2 loại thẻ này:
Thẻ ghi nợ | Thẻ tín dụng | |
Bản chất thẻ | - Khách hàng chỉ được chi tiêu và giao dịch bằng số dư hiện có trong tài khoản. - Khi thanh toán, số tiền trong tài khoản sẽ bị trừ dần | - Ngân hàng cấp một hạn mức nhất định để chủ thẻ chi tiêu. Sau đó, chủ thẻ phải trả lại đầy đủ số tiền đã sử dụng trước thời hạn thanh toán ghi trên sao kê. |
Công dụng | - Rút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn hàng tháng… - Thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay thế tiền mặt | - Thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay thế tiền mặt. - Chuyển đổi trả góp lãi suất 0-1% |
Phạm vi sử dụng | Trong và ngoài nước | Trong và ngoài nước |
Điều kiện mở thẻ | Chỉ cần có CMND/CCCD, đủ tuổi theo như ngân hàng quy định | Khách hàng cần có công việc ổn định, có giấy tờ chứng minh thu nhập (ví dụ như bảng sao kê lương, sao kê ngân hàng, hợp đồng lao động, bảng lương,...) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản có giá trị. |
Các khoản phí cần trả | - Phí rút tiền: thấp - Phí chuyển khoản: thấp - Phí thường niên: thấp - Phí dịch vụ banking, Internet banking có thể mất phí hoặc miễn phí tùy ngân hàng. | - Phí rút tiền: 0-4% /tổng số tiền rút - Phí thường niên: cao - Phí dịch vụ banking, Internet banking: miễn phí - Lãi suất cao nếu thanh toán dư nợ chậm. |
Hạn mức chi tiêu | Dựa vào số tiền khách hàng gửi vào thẻ (Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu). | Dựa vào hạn mức mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ. Một số ngân hàng cho phép chi tiêu vượt nhưng bạn sẽ phải trả thêm một mức phí khá cao. |
Đối với chủ thẻ tín dụng, nếu sau tối đa 45 ngày tính từ ngày thanh toán được yêu cầu trên sao kê, nếu KH chưa thanh toán đủ tiền cho ngân hàng thì sẽ bị tính thêm lãi suất.
Trên thực tế, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có nhiều điểm khác biệt
Có nên làm thẻ ghi nợ quốc tế hay không?
Bên trên là bảng so sánh những điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Đối với một số bạn chỉ muốn thanh toán các dịch vụ quốc tế như trả phí tài khoản Netflix, Spotify, Amazon,... việc mở thẻ ghi nợ quốc tế sẽ có ích hơn là mở thẻ tín dụng quốc tế.
Thẻ ghi nợ quốc tế hay nội địa đều có thủ tục làm thẻ đơn giản, nhanh chóng. Chủ thẻ chỉ cần đem theo CMND/CCCD đến ngân hàng gần nhất và làm theo hướng dẫn mở thẻ.
Cách mở thẻ ghi nợ
Nếu có nhu cầu làm thẻ ghi nợ (nội địa hoặc quốc tế), hãy đem CMND/CCCD/Hộ chiếu của bạn và phí mở thẻ đến ngân hàng và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
Sau đó, khách hàng sẽ được hẹn ngày để đến nhận thẻ vật lý. Ngoài ra, nhiều ngân hàng hiện nay cũng hỗ trợ mở tài khoản online và gửi thẻ về tận nhà cho khách hàng.
Việc mở thẻ ngân hàng loại nào là tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân của mỗi người
Cách mở thẻ tín dụng
Khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục sau:
- Giấy tờ chứng minh tài chính, thường gồm: sao kê tài khoản ngân hàng, sao kê bảng lương, bảng lương có dấu mộc công ty, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định nâng lương...
- Giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD, hộ chiếu/sổ tạm trú
Sau đó, khách hàng đến ngân hàng nộp hồ sơ mà thẻ tín dụng và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn và thông báo kết quả cùng ngày nhận thẻ (nếu đăng ký thành công).
Thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng dùng trong nội địa hay quốc tế đều đem đến những tiện ích cho người sử dụng khi thanh toán thay thế tiền mặt. Tùy theo điều kiện tài chính và nhu cầu chi tiêu của bản thân, bạn nên chọn sản phẩm thẻ phù hợp với mình nhất.
Thông tin được biên tập bởi: OnCredit-vn.com