Nợ quá hạn là gì? Quá trình xử lý nợ quá hạn như thế nào?
- 02873-036-527
- Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
- 500000-10000000 VND
- https://onсredit-vn.com/images/logo-img.svg
Nợ quá hạn hay nợ xấu là khoản nợ chưa được thanh toán trong vòng nhiều ngày sau ngày đến hạn. Dù việc một khách hàng trễ nợ vì lý do khách quan hay chủ quan, ngân hàng vẫn bắt buộc phải xử lý nợ xấu theo đúng quy trình. Trong bài viết dưới đây, cùng dịch vụ tư vấn vay tiền bằng CMND OnCredit tìm hiểu về cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng nhé:
Nợ quá hạn là gì? Tại sao phải xử lý nợ quá hạn?
Nợ quá hạn (hoặc nợ xấu) là các khoản vay đã qua thời hạn trả nợ và khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán không đủ số tiền gốc và tiền lãi. Việc này ảnh hưởng tới vấn đề huy động vốn của ngân hàng và ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp nhắc nợ, thu hồi nợ, gán nợ hoặc kiện lên cơ quan chức năng…
Nợ quá hạn ảnh hưởng nhiều đến việc huy động vốn của ngân hàng
Có 2 loại nợ quá hạn:
Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là các khoản vay thế chấp nhưng chưa được giải chấp khi hết kỳ hạn vay. Đơn vị cho vay có thể tịch biên và thanh lý tài sản này để bù nợ.
Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Là các khoản vay tín chấp không có tài sản đảm bảo nhưng chưa được thanh toán khi hết kỳ hạn vay. Đơn vị cho vay sẽ xếp các khách hàng này vào các nhóm nợ xấu, khách hàng sẽ không được duyệt vay ở các ngân hàng, công ty tài chính khác.
Các nhóm nợ quá hạn
Nợ quá hạn sẽ được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm nợ sẽ có cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng tương ứng. Theo quy định, 5 nhóm nợ này gồm có:
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (quá hạn dưới 10 ngày)
- Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 - 90 ngày)
- Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 - 180 ngày)
- Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn (quá hạn từ 181 - 360 ngày)
- Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày)
Nếu gặp phải khó khăn về tài chính khi đến hạn thanh toán, khách hàng có thể yêu cầu gia hạn vay hoặc gửi yêu cầu ân hạn trước đó. Không nên để xảy ra tình huống trả nợ quá hạn hoặc cố tình không trả nợ.
Khách hàng không nên để tình trạng nợ quá hạn xảy ra
Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Các ngân hàng bán lẻ có sản phẩm cho vay đều có bộ phận thu hồi nợ để xử lý các khách hàng có nợ quá hạn. Quy trình xử lý nợ quá hạn sẽ phải tuân thủ 2 nguyên tắc dưới đây:
- Nguyên tắc thu hồi nợ của Ngân hàng nhà nước ban hành
- Nguyên tắc thu hồi nợ của nội bộ từng ngân hàng ban hành
Bên cạnh đó, tùy theo nhóm nợ, ngân hàng/công ty tài chính sẽ đưa ra quy trình xử lý nợ phù hợp (gọi điện thoại nhắc nợ, liên hệ người thân/người tham chiếu, gán nợ cho một công ty thứ ba...)
Sau đây là quy trình xử lý nợ quá hạn của một số ngân hàng lớn:
- Liên hệ với khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp (qua điện thoại, email, tin nhắn…) để thông báo về khoản nợ và yêu cầu khách hàng thanh toán sớm. Nếu khách hàng gặp khó khăn về tài chính, có thể liên hệ với ngân hàng và thực hiện các thủ tục cần thiết để gia hạn khoản vay.
- Nếu khách hàng không có thiện ý thanh toán khoản vay (cố ý không nghe máy, không trả lời thông báo của ngân hàng: Nhân viên ngân hàng sẽ liên hệ đến các số tham chiếu trong hồ sơ vay (người thân, đồng nghiệp, công ty/cơ quan nơi khách hàng làm việc) để nhắc nợ.
- Các ngân hàng hoặc công ty tài chính có thể thuê các công ty đòi nợ để thu hồi nợ quá hạn.
- Nếu khách hàng cố tình không trả nợ, đồng thời khoản vay bị xếp vào nợ nhóm 5, ngân hàng sẽ tiến hành lập hồ sơ kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
Việc xử lý nợ quá hạn của ngân hàng phải tuân theo nguyên tắc và quy trình rõ ràng
Nếu bạn có khoản nợ xấu thì có sao không?
Các giao dịch cho vay, thanh toán khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng,... đều được CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia) ghi nhận toàn bộ. Nếu có khoản nợ quá hạn, nợ xấu, một khách hàng sẽ bị đánh giá là có điểm tín dụng không tốt.
Đầu tiên, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của chính KH và người thân. Đồng thời, nợ xấu cũng sẽ khiến cho chính khách hàng đó và người thân sẽ bị từ chối vay nếu tiếp tục muốn vay vốn ngân hàng.
Làm sao để xử lý nợ quá hạn?
Để không bị làm phiền và được xóa nợ nhanh chóng, khách hàng cần thực hiện các bước sau:
B1: Kiểm tra tình trạng khoản nợ của bạn trên CIC (tra cứu online hoặc kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng)
B2: Thanh toán toàn bộ số tiền gốc, tiền lãi và phí phạt phát sinh.
B3: Đợi hệ thống CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng.
CIC sẽ lưu trữ thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức trong 5 năm gần nhất. Đối với các khoản vay thuộc nhóm 1 và nhóm 2, KH sẽ được đăng ký vay lại sau 12 tháng sau khi KH thanh toán toàn bộ dư nợ. Đối với các khoản vay thuộc nhóm 3, 4 và 5 thì KH cần chờ hết 5 năm để được xóa nợ xấu, sau đó mới được hỗ trợ vay vốn.
Hãy thanh toán đầy đủ khoản vay để không bị xếp vào nhóm nợ xấu
Trên đây là quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng, hy vọng bạn đã hiểu thêm về cách xử lý thường gặp của các đơn vị cho vay khi có nợ xấu, nợ quá hạn. Bạn nên chú ý đến khả năng tài chính của mình trước và trong khi vay, tránh để quá hạn khoản vay, gây phiền toái cho bản thân và cho cả người thân trong gia đình.
Thông tin được biên tập bởi: OnCredit-vn.com