Giải chấp là gì? Thủ tục giải chấp ngân hàng
- 02873-036-527
- Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
- 500000-10000000 VND
- https://onсredit-vn.com/images/logo-img.svg
Khi đã vay vốn ngân hàng theo hình thức thế chấp, bạn nên tìm hiểu kỹ xem giải chấp là gì. Thủ tục giải chấp là một việc khách hàng đi vay cần biết để tránh những hiểu lầm không đáng có. Vậy giải chấp ngân hàng là gì? OnCredit sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:
Giải chấp ngân hàng là gì?
Giải chấp là gì? Giải chấp, còn được gọi là “xóa đăng ký thế chấp” tức là giải trừ thế chấp đối với tài sản đảm bảo cho khoản vay tại một ngân hàng bất kỳ.
Tức là khi đăng ký vay thế chấp, một khách hàng sẽ đem các tài sản như nhà đất, xe ô tô làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Khi khách hàng tất toán khoản vay (đã trả nợ cho ngân hàng), những tài sản này sẽ chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản vay và được gọi là quá trình “giải chấp”.
Giải chấp - cụ thể là "xóa đăng ký thế chấp" - là thủ tục mà KH cần làm khi tất toán khoản vay
Giải chấp ngân hàng là việc mà khách hàng vay bắt buộc cần làm khi đã tất toán (thanh lý) hợp đồng vay. Nếu khách hàng trả nợ trễ hoặc cố tình trốn tránh trách nhiệm trả nợ, ngân hàng có thể tịch biên tài sản đảm bảo ban đầu.
Có thể bạn quan tâm:
- 1k Vàng bằng bao nhiêu lượng
- Bộ vòng ximen vàng 18k giá bao nhiêu
- 1 chỉ vàng bao nhiêu tiền
- Giá vàng tây hôm nay
Khi nào thì Khách hàng có thể thực hiện giải chấp tài sản?
Nếu khách hàng đang đăng ký vay theo hình thức thế chấp tại ngân hàng và đảm bảo khoản vay bằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe… khách hàng này cần thực hiện giải chấp khi đã thanh toán đầy đủ gốc và lãi cùng các chi phí khác cho ngân hàng.
Một số trường hợp khác cần thực hiện giải chấp khác cần kể đến:
- Khách hàng muốn chuyển từ tài sản thế chấp hiện tại sang tài sản thế chấp khác có giá trị tương đương.
- Khách hàng muốn tất toán khoản vay trước hạn và muốn lấy lại tài sản đảm bảo.
- Khách hàng đang muốn bán tài sản đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng
- Khách hàng muốn thực hiện giải chấp để chuyển sang vay ngân hàng khác.
- Khách hàng muốn thực hiện giải chấp để vay lại khoản vay mới tại ngân hàng ban đầu.
Giải chấp là gì? Nếu không giải chấp ngân hàng thì sao?
Như vậy, giải chấp hiểu đơn giản là đưa tài sản của khách hàng ra khỏi mục tài sản thế chấp cho khoản vay. Nếu khách hàng không giải chấp đúng hạn, có thể người đó sẽ gặp phải những vấn đề như:
+ Lịch sử tín dụng (điểm tín dụng) do CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) bị ảnh hưởng xấu, giảm uy tín cá nhân, có thể gặp khó khăn khi vay vốn sau này.
+ Tài sản đảm bảo có thể được phía ngân hàng đem đi định giá và phát mại tài sản nếu quá thời hạn trong hợp đồng vay.
+ Ngân hàng có thể tính các chi phí phạt khác và thông báo đến người dùng bằng nhiều cách như gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi email...
Nên thực hiện giải chấp ngân hàng để nhận lại toàn quyền tài sản của mình
Thủ tục giải chấp ngân hàng là gì?
Sau khi đã tất toán khoản vay (trả toàn bộ tiền gốc, tiền lãi và các chi phí liên quan), khách hàng nên chuẩn bị những thủ tục giấy tờ sau nếu muốn giải chấp tài sản:
- Tờ đơn (theo mẫu) yêu cầu xóa đăng ký thế chấp.
- Trong trường hợp bên thế chấp là người yêu cầu giải chấp, cần có văn bản đồng ý giải chấp của bên nhận thế chấp.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: Sổ đỏ/ Giấy đăng ký sở hữu xe ô tô, xe máy.../ Các giấy tờ khác có cùng chức năng.
- CMND/CCCD của bên thế chấp.
- Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, cần có văn bản ủy quyền.
Quy trình giải chấp sổ đỏ
Sổ đỏ (tên đầy đủ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”) là tài sản thường được thế chấp nhiều nhất tại các ngân hàng. Để giải chấp sổ đỏ (xóa thế chấp quyền sử dụng đất), bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên, đó là:
- đơn yêu cầu giải chấp
- văn bản đồng ý giải chấp sổ đổ của bên nhận thế chấp (nếu trong đơn yêu cầu giải chấp chỉ có chữ kỹ của bên thế chấp)
- bản chính sổ đỏ
- văn bản ủy quyền (nếu người yêu cầu giải chấp là người được ủy quyền
- giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/Hộ chiếu
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ này, bạn vui lòng nộp hồ sơ tại:
+ Nơi tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
+ Đơn vị có thẩm quyền xóa thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.
Phí giải chấp tài sản
Pháp luật hiện tại chưa có quy định cụ thể về phí giải chấp tài sản. Nếu bạn thuê dịch vụ hỗ trợ giải chấp tài sản thì chi phí phụ thuộc vào bên dịch vụ này quy định.
Nếu không có thời gian, bạn có thể liên hệ với các dịch vụ hỗ trợ giải chấp
Tuy nhiên, để hoàn thành việc giải chấp, bạn cần thanh toán toàn bộ lãi, gốc và phí cho khoản vay tại ngân hàng. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ giải chấp, bạn có thể tốn phí công chứng, phí giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị nhận hồ sơ...
Trên đây là các thông tin cơ bản và thiết yếu để giải thích giải chấp là gì và hồ sơ, thủ tục cần thiết để thực hiện việc này.
Hãy tìm hiểu về các sản phẩm của Oncredit:
Vay tiêu dùng nhanh lãi suất thấp
Thông tin được biên tập bởi: OnCredit-vn.com